Theo Nghị quyết số 59/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc hội, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dài 53,7 km; quy mô 4-6 làn xe; sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 17.837 tỷ đồng.
Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có chiều dài khoảng 125 km, quy mô 4 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h, được chia thành 2 dự án thành phần theo hình thức đầu tư công.
Năm nay, TP. HCM bố trí 18.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, đến giữa tháng 6 sẽ bàn giao 80% cho nhà đầu tư để kịp khởi công dự án.
Dự kiến tổng mức đầu tư của dự án cầu Ô Môn là 9.187,54 tỷ đồng, từ nguồn vốn ODA vay Chính phủ Nhật Bản, nguồn vốn ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Chủ tịch UBND TP.Cần Thơ giao Kho bạc Nhà nước chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi số liệu giải ngân, báo cáo trực tiếp lãnh đạo, các chủ đầu tư trước 16h30 hằng ngày.
Đến nay, TP.HCM đã phân bổ xong 100% vốn Trung ương, riêng vốn địa phương còn một số hồ sơ dự án chưa hoàn thiện với số vốn chưa phân bổ là 26.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mục tiêu này tại Hội nghị trực tuyến sáng 21/2, bởi Thủ tướng nhấn mạnh, đầu tư công vừa là động lực, vừa là nguồn lực phát triển.
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam nhiều khả năng sẽ được giao tự cân đối, bố trí số vốn đối ứng còn lại để hoàn thành cao tốc Bến Lức - Long Thành.
Các dự án trọng điểm cấp bách nhằm đảm bảo điện cho tỉnh Long An và các tỉnh phụ cận trong năm 2023 đang vướng mắc trong bồi thường giải phóng mặt bằng.
Tổng mức đầu tư Dự án thành phần 1.1 - Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thuộc Dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội được chốt ở mức 13.362 tỷ đồng.
Không thể phủ nhận sức hấp dẫn của điểm đến đầu tư Việt Nam, nhưng có lẽ, vẫn còn nhiều điều phải làm để các nhà đầu tư nước ngoài quyết tâm “chốt deal” ở đây.