Quảng Ngãi kiến nghị điều chỉnh cục bộ hướng tuyến, vị trí nhà ga đường sắt tốc độ cao vì đi qua nhiều khu tái cư mới xây, chồng lấn với công trình trọng yếu sẽ gây khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tổ chức giao thông.
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10% trong giai đoạn 2026 - 2030 đòi hỏi chiến lược tổng thể, cải cách thể chế mạnh mẽ và khai thác hiệu quả các động lực mới trong bối cảnh nhiều thách thức trong và ngoài nước.
Nhiều cơ chế, chính sách đặc thù sẽ được áp dụng để đưa Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ thành vùng đất năng động, phát triển nhanh và bền vững.
Tây Nguyên là hậu phương vững chắc cho vùng đồng bằng duyên hải, còn Vùng Duyên hải miền Trung chính là cánh cửa để Tây Nguyên vươn ra thế giới, mối quan hệ đó tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho cả hai khu vực.
Thời gian qua, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có vai trò chưa cao trong tăng trưởng kinh tế của cả nước. Bởi vậy, cần phải tạo đột phá về cơ chế chính sách nhằm thúc đẩy khu vực này phát triển mạnh mẽ.
Đến hết ngày 31/1/2023, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho danh mục nhiệm vụ, dự án đầu tư vốn ngân sách nhà nước là gần 516.771 tỷ đồng, đạt 73,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 đoạn từ cầu Thủ Biên – sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn) sẽ được triển khai theo phương thức PPP.
Tuyến đường Hồ Chí Minh này sẽ góp phần hình thành trục giao thông ngắn nhất kết nối Quốc lộ 61 với Rạch Giá, Vị Thanh và Quốc lộ 63 đi Vĩnh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau.